Long An đẩy mạnh quy hoạch đô thị vệ tinh

04/12/2021 ,13:42
Sau đại dịch, xu hướng chuyển nơi sống ra các đô thị vệ tinh ngày càng nở rộ, nhà đất Long An là thị trường giáp ranh được thúc đẩy đầu tư quy hoạch mạnh mẽ.

Tham Khảo các dự án bất động sản tiềm năng ở Long An

khu dân cư Quốc Linh Diamond City

Dự Án An Nông 5

Long An là tỉnh được chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ

CBRE báo cáo về tổng kết thị trường bất động sản TP.HCM quý I/2021 cho biết Long An, Đồng Nai và Bình Dương, đang là các thị trường bất động sản cận trung tâm hút vốn nhiều nhà đầu tư phát triển bất động sản nhất. Trong đó, Long An là tỉnh đón đầu xu thế giãn dân của TP.HCM. Theo Quy hoạch xây dựng vùng Long An đến năm 2020 (tầm nhìn đến 2030), tỉnh Long An sẽ thúc đẩy quy hoạch và phát triển mạng lưới đô thị với kết cấu hạ tầng đồng bộ trên toàn địa bàn tỉnh, dự báo giá đất Long An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Long An được nhiều chuyên gia đánh giá là địa phương sở hữu quỹ đất dồi dào, liên tục nhận các dòng vốn FDI khổng lồ từ nước ngoài về địa phương, phát triển khu công nghiệp, các cụm công nghiệp quy mô lớn, khu dân cư và các khu đô thị xứng tầm . Long An được hưởng lợi cực kỳ lớn từ mạng lưới giao thông phát triển do tiếp giáp với TP.HCM và nằm ở vị trí liên kết vùng chặt chẽ, liên kết biên giới Việt Nam-Campuchia. Có thể nói, đất Long An sở hữu vị trí đắc địa khi là điểm giao thoa giữa 2 vùng dân cư sầm uất, giao thương phát triển là TP.HCM và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nam Bộ. 

Về hệ thống giao thông hạ tầng, Long An là tỉnh có sự gia tăng mạnh mẽ của việc xây dựng, đầu tư và tiến hành khai thác các tuyến cao tốc như TP.HCM - Trung Lương, các tuyến Quốc Lộ 50, QL1A, 22, N2, 62, đường Lê Trọng Tấn, Trường Chinh, được tiếp tục mở rộng...đã làm các thị trường bất động sản giáp TP.HCM trên địa bàn tỉnh Long An đón "sóng" đầu tư mạnh mẽ. Đồng thời, tỉnh Long An cũng nâng cấp liên tục các tuyến đường giao thông huyết mạch, đồng bộ về cơ sở - hạ tầng. Đặc biệt nhất phải kể đến là việc khởi công giai đoạn II Cảng Quốc tế Long An - hệ thống tàu cảng đón tàu với trọng tải lớn. Trọng điểm trong việc thu hút vốn đầu tư FDI đó là việc tái khởi động tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, kết nối trực tiếp với hệ thống cảng biển Cát Lai, Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước và sân bay quốc tế Long Thành, hứa hẹn sẽ thúc đẩy KT-XH của vùng và các khu vực lân cận. TP.HCM cũng xúc tiến khởi động tuyến đường sắt đi qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với tổng vốn lên đến 5 tỉ USD, không chỉ kiến tạo hệ thống giao thông hiện đại cho vùng mà còn mở đường cho sự hình thành các đô thị vệ tinh ở Long An. 

 

Tiềm năng cất cánh bất động sản Long An

Tỷ lệ đô thị hoá trên cả tỉnh Long An đến năm 2020 là 36-40%(TB tăng gần 4%/ năm giai đoạn 2016-2020, và dự đoán tăng 55-60% trong giai đoạn tới năm 2030. Cụ thể, Long An đang kết hợp tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, chuyển biến bộ mặt cơ sở hạ tầng tỉnh cả về lượng và về chất, nâng cao chất lượng đời sống người dân, 

Nhà đất Long An đang là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư bên cạnh 2 cái tên khá quen mặt của bất động sản phía Nam là Bình Dương và Đồng Nai. Tỉnh Long An đang quản lý chặt chẽ hơn đối với các dự án tại địa phương, thanh lọc thị trường bất động sản, tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư và hướng vào thực chất thị trường. Mức tăng giá trị dòng tiền từ 15-30% chỉ đúng với những dự án được quy hoạch bài bản, đầu tư hạ tầng tốt. Lẽ dĩ nhiên mục tiêu vĩ mô chính là biến Long An thành đô thị vệ tinh thực thụ của Tp.HCM, phù hợp với xu hướng và thực tế xã hội.